Hướng dẫn cách viết test case chức năng sao lưu và phục hồi dữ liệu (20+ checklist)

Hits: 107

5/5 - (1 bình chọn)

Nếu cơ sở dữ liệu của công ty, tổ chức bị xâm phạm, xóa mất thì sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của công ty, có thể là gây giảm doanh thu, bị phạt, kiện tụng và thậm chí là dẫn đến phá sản. Các yếu tố gây ảnh hưởng có thể đến từ cuộc tấn công mạng từ bên ngoài, máy tính bị nhiễm vi rút phát tán hay ổ đĩa lưu trữ dữ liệu bị mất, hư hỏng.

Đối với những tình huống như thế này thì việc sao lưu và phục hồi dữ liệu một cách nhanh chóng là điều cần thiết và nên thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên cần đưa ra một kế hoạch thực hiện từng bước cụ thể để đảm bảo tính tin cậy và toàn vẹn dữ liệu.

Nội dung bài viết sẽ đưa ra cách viết test case chức năng sao lưu và phục hồi dữ liệu một cách chi tiết.

Function cases

Hướng dẫn cách viết test case cho chức năng sao lưu và phục hồi dữ liệu – Check list Function

1. Xác minh dữ liệu nào cần được sao lưu. Dữ liệu được sao lưu 1 phần hay tất cả để khi khôi phục lại thì hệ thống có thể hoạt động lại bình thường.
2. Xác minh rằng dữ liệu được sao lưu thành công và lưu dưới dạng file như: sql, zip, csv,…
3. Xác minh bản sao lưu mới sẽ được tạo trong thời gian định sẵn. Thời gian để bắt đầu thực hiện sao lưu có thể là vào 6:00 mỗi ngày, vào thứ 7 hàng tuần hoặc ngày đầu mỗi tháng,..
4. Xác minh thời gian thực hiện xóa bản sao lưu cũ trước đó.
Để tiết kiệm bộ nhớ thì sau khi bản sao lưu mới được tạo hoặc sau một khoảng thời gian tồn tại trong hệ thống, bản sao lưu cũ sẽ được xóa đi. Sao lưu được giữ lại theo thời gian mới nhất và theo số lượng nhất định.
5. Xác minh việc sao lưu dữ liệu sẽ được thực hiện thủ công (con người) hoặc tự động (automate backup).
Việc sao lưu nên thực hiện thường xuyên để đảm bảo tính nhất quán và hợp lệ của dữ liệu và nên được tự động hóa để giảm gánh nặng, tiết kiệm thời gian cho nhân viên chịu trách nhiệm sao lưu.
6. Xác minh nơi để lưu trữ dữ liệu sao lưu.
Dữ liệu sao lưu có thể được lưu ở một số thiết bị vật lý như: CD/DVD, USB, HDD, SSD, NAS (network-attached storage) hoặc online như: Online Backup Service, Cloud Storage,…
7. Chạy thử nghiệm để xác minh liệu dữ liệu đã sao lưu có được khôi phục lại thành công hay không.
8. Xác minh dữ liệu backup sau khi khôi phục sẽ hoạt động bình thường.
Kiểm tra các file sao lưu để đảm bảo sau khi khôi phục lại nó hoạt động và ghi lại tất cả các dữ liệu yêu cầu.
9. Khi việc sao lưu và phục hồi không thành công cần kiểm tra lý do, một số lý do có thể xảy ra như:
– Phần cứng không tương thích hoặc lỗi. Bản sao lưu trông giống như đã được sao lưu thành công nhưng không một thiết bị nào có thể đọc được.
– Không khớp khóa mã hóa, giải mã.
– Lỗi trong phần mềm sao lưu khiến các file, folder không thể được phục hồi.
– Quá trình sao lưu không cập nhật những tính năng đã được thêm hoặc thay đổi.
10. Xác minh rằng việc khôi phục dữ liệu được đơn giản hóa hết mức có thể. Ví dụ: Để khôi phục lại tất cả dữ liệu để hệ thống hoạt động lại thì chỉ cần vài cú nhấp chuột, thay vì thực hiện hơn 10 công đoạn dẫn đến thiếu sót khi bạn quên mất công đoạn nào đó.

cách viết test case chức năng sao lưu và phục hồi dữ liệu

Security cases

Hướng dẫn cách viết test case cho chức năng sao lưu và phục hồi dữ liệu – Check list Security

11. Dữ liệu sao lưu có bị nhiễm mã nguồn độc hại hay không.
Để đảm bảo thì mỗi lần sao lưu dữ liệu được scan, chống lưu các file độc hại như viruses, worms, trojans,..
12. Dữ liệu sao lưu được lưu thành nhiều bản, ở nhiều nơi.
Lưu trữ các bản sao lưu ở 1 chỗ duy nhất là không đủ để bảo vệ dữ liệu và phục hồi khỏi mất dữ liệu. Do đó sao lưu cần được lưu trữ nhiều hơn 1 bản, ở nhiều chỗ khác nhau.
Mặc dù các dịch vụ sao lưu đám mây là đáng tin cậy nhưng bạn có thể sử dụng ít nhất là 2 dịch vụ đề phòng khi một bên
13. Dữ liệu sao lưu được quyền truy cập bởi ai.
Dữ liệu sao lưu chỉ được giới hạn truy cập bởi 1 số bên, người sử dụng liên quan.
14. Dữ liệu sao lưu có được mã hóa hay không.
Bảo mật có thể được tăng cường bằng cách sử dụng mã hóa lưu trữ. Ngay cả khi một người trái phép có quyền truy cập vào các bản sao lưu, nếu không có khóa giải mã, họ sẽ không thể đọc các file sao lưu. Cần xem xét mã hóa truyền dữ liệu. Ví dụ: nếu các flie sao lưu được truyền qua mạng đến máy chủ FTP, thì chúng phải được mã hóa trong quá trình truyền qua mạng bằng cách sử dụng FTPS hoặc SFTP.
15. Dữ liệu sao lưu có được lưu bên ngoài hay không (Cloud Storage).
Việc lưu trữ đám mây, hoặc lưu trữ ở dịch vụ uy tín bên ngoài giúp tránh xảy ra việc mất sao lưu ngoài mong muốn.
Ví dụ: Bản sao lưu trên các thiết bị nhỏ gọn như Usb, CD thì có thể bị mất khi thất lạc thiết bị.
Bản sao lưu ở trên PC, local có thể mất nếu máy bị cháy, hỏng,…
16. Khi xảy ra lỗi sao lưu hoặc phục hồi dữ liệu thì cần được gửi cảnh báo về email, SMS.

Performance cases

Hướng dẫn cách viết test case cho chức năng sao lưu và phục hồi dữ liệu – Check list Performance

17. Thời gian để sao lưu, phục hồi dữ liệu có bị chậm, xảy ra timeout hay không.
18. Có thể thực hiện sao lưu, phục hồi thành công file có dung lượng lớn hay không.

Bạn có thể tham khảo các bài hướng dẫn viết test case màn hình khác tại đây: Manual – Đọc gì học gì (docgihocgi.com)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

RSS
Follow by Email
LinkedIn
Share
Instagram
Scroll to Top
Scroll to Top