Hits: 374
Bài viết đầu tiên trong Selenium Series sẽ hướng dẫn cho bạn cách cài đặt Selenium Webdriver với ngôn ngữ Java.
NỘI DUNG CHÍNH
1. Đôi điều về Manual Tester và Automation Tester
Như chúng ta đã biết trong nghề Tester sẽ chia ra 2 hướng đi chính đó là Manual Tester và Automation Tester (mình không nói về hướng đi nâng cao cấp quản lý từ member sang Leader, Technical, QA , BA hay Manager). Thông thường các bạn đã kinh nghiệm về Manual Tester thì mới chuyển hướng hoặc học thêm về Automation. Cũng có một số bạn từ Dev chuyển sang Tester thì làm Automation luôn.
Theo cách hiểu đơn giản về sự khác nhau là Manual không đụng tới code và Automation đụng tới code. Và mức lương đưa ra cho Automation Tester thường cao hơn Manual Test (cũng có trường hợp đo đặc thù dự án công ty chỉ yêu cầu Manual test và đưa ra mức lượng rất cao).
Automation ứng dụng nhiều vào thực hiện test hồi quy (Regression Testing) và mất nhiều thời gian hơn so với cách test Manual thông thường nên được ứng dụng với các dự án dài hơi (từ khoảng 6 tháng trở lên) hoặc Product của công ty, các công ty chuyên về Outsource, gia công phần mềm thường ít hoặc không bao giờ sử dụng.
Tất nhiên thì biết cả 2 thì càng tốt và trong thực tế nhiều công ty tuyển dụng cũng yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm cả về Manual, Automation (hoặc có kinh nghiệm Manual và biết Automation là một điểm cộng). Nếu bạn đã là một Manual Tester chính hiệu và muốn trau dồi kiến thức, tìm hiểu thêm về Automation Test thì còn ngại gì, cùng bắt đầu với các bài học trong Selenium Series của mình nhé.
2. Giới thiệu Selenium Webdriver
Selenium Webdriver là một bộ sưu tập mã nguồn mở của API được sử dụng để kiểm tra các ứng dụng web.
Công cụ Selenium Webdriver được sử dụng để kiểm tra ứng dụng web một cách tự động nhằm xác minh xem nó có hoạt động như mong đợi hay không.
Selenium Webdriver chủ yếu hỗ trợ các trình duyệt chính là Firefox, Chrome, Safari và Internet Explorer.
Để tạo test script trong Selenium WebDriver, bạn có thể chọn một trong các ngôn ngữ lập trình sau:
Java, C#, Python, Ruby, Javascript,…
3. Tải và cài đặt Java SE Development Kit (JDK)
Tải Java JDK phiên bản mới nhất tại đây: Java Downloads
Chọn hệ điều hành mà bạn đang dùng và nhấn vào link để tải (mình chọn Windows, nhấn link tải file cài đặt .exe)

Mở file cài đặt và thực hiện cài đặt, cứ nhấn Next là được.



Sau khi cài đặt thành công, bạn mở cmd (nhấn Win + S để mở Windows search và gõ “cmd”) rồi chạy lệnh java -version để kiểm tra nhé.
Nếu hiển thị như hình dưới đây là java JDK đã được cài đặt trong máy rồi.

4. Tải và cài đặt Eclipse
Tải phần mềm Eclipse phiên bản mới nhất tại đây: Eclipse Downloads

Nhấn vào file vừa tải về để tiến hành cài đặt.
Chọn Eclipse IDE for Java Developers.

Nếu không cần thay đổi thư mục lưu trữ thì để như mặc định, nhấn INSTALL, nhấn Accept Now để chấp nhận điều khoản.


Sau khi quá trình cài đặt hoàn tất, nhấn LAUNCH để mở phần mềm.

Chọn nơi lưu trữ các project của bạn, nếu không thay đổi thì để mặc định luôn nhé, nhấn launch để mở giao diện phần mềm.

Giao diện phần mềm Eclipse IDE.

5. Tải và cấu hình Webdriver với Eclipse IDE
Tải Selenium Server (Grid) tại đây: Downloads | Selenium

Tải browser drivers cho các trình duyệt cần chạy test (Chrome, Edge, Firefox, IE, Safari) tại đây: Install browser drivers | Selenium

Chọn phiên bản driver phù hợp với phiên bản trình duyệt đang sử dụng. Ví dụ bạn đang dùng trình duyệt Chrome phiên bản 106 thì tải chromeDriver 106 xuống nhé.





Tạo project mới:
– Mở Eclipse và tạo project mới: Chọn File -> New -> Java Project
– Đặt tên cho Project và nhấn Finish


Tạo package mới:
– Click phải vào project -> New -> Package
– Đặt tên cho Package và nhấn Finish


Import thư viện selenium vào project đã tạo:
– Click phải vào project -> Properties
– Chọn Java Build Path -> Libraries -> Classpath -> Nhấn Add External JARs
– Chọn file import (Selenium Server) và nhấn Open
– Nhấn Apply and Close để áp dụng




Như vậy là bạn đã hoàn thành việc cài đặt môi trường, thư viện cần thiết để thực hành viết Selenium bằng Java rồi nhé.
6. Lời kết
Việc cài đặt đã hoàn tất, đây là những phần cài đặt cơ bản và cần thiết để có thể chạy được Selenium Webdriver với Java code.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo trong Selenium Series nhé !